Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Kết nối máy tính với HDTV

Kết nối máy tính với HDTV

Với vài bước đơn giản sau đây, bạn có thể dễ dàng biến chiếc máy tính để bàn hay laptop của mình cùng màn hình HDTV thành một trung tâm giải trí đa phương tiện cho gia đình.



Mặc dù HDTV hiện nay có nhiều model thông minh trang bị ngõ kết nối mạng Internet hay đi kèm thiết bị set-top box để truy xuất nội dung trên mạng như Roku, Chromecast hay Apple TV, nhưng đôi khi bạn vẫn có nhu cầu trình chiếu những tập tin hình ảnh, đa phương tiện, nội dung một trang web nào đó từ máy tính cho mọi người cùng xem hay để xem phim HD đã mắt hơn trên màn hình lớn của TV.











retinambp-hdtv-284321-4447-1380764305.jp
Trình chiếu nội dung từ máy tính lên TV dễ dàng qua vài bước thực hiện. Ảnh: Digitaltrends.

Xác định loại cổng video được trang bị trên máy tính và TV


Máy tính hiện nay thường trang bị nhiều loại cổng tín hiệu video để xuất hình ảnh ra màn hình hay TV. Hãy xác định loại cổng video có cả trên máy tính và trên TV để tìm loại cáp tương ứng kết nối máy tính với TV. Hầu hết các model TV mới hiện nay đều được trang bị đầy đủ các loại cổng hình ảnh lẫn âm thanh thông dụng. Một số mẫu rẻ tiền thường tiết giảm bớt các loại cổng giao tiếp cũ như S-Video hay VGA mà chỉ giữ lại loại cổng kết nối mới như HDMI.


Cổng VGA (Video Graphics Array) là cổng xuất hình ảnh mà hầu hết máy tính được sản xuất trong khoảng 10 năm gần đây đều trang bị. Cổng này có dạng hình thang với 15 chân sắp xếp theo 3 hàng. Loại cổng VGA chỉ cung cấp tín hiệu hình ảnh, do đó bạn phải kết nối thêm một dây âm thanh riêng từ máy tính vào TV. Ngõ ra tín hiệu âm thanh trên máy tính thường là loại cổng có đầu cắm 3,5 mm màu xanh lá nhạt hay thường được đánh dấu bằng ký hiệu chiếc tai nghe. Bạn có thể gắn ngõ ra âm thanh này trực tiếp với ngõ vào âm thanh trên TV hay cũng có thể kết nối với dàn âm thanh ngoài.


Cổng kết nối DVI (Digital Video Interface) cũng là loại cổng tín hiệu hình ảnh khá phổ biến trên máy tính bên cạnh cổng VGA truyền thống. Cổng DVI cung cấp tín hiệu hình ảnh kỹ thuật số với đầu cắm hình chữ nhật, trang bị 24 chân giao tiếp sắp xếp theo 3 hàng bên trong.


Cổng S-Video (Separate-Video/Super-Video) là loại cổng có hình tròn với 4, 7 hay 9 chân bên trong tùy loại. Tương tự cổng VGA, cổng S-Video là loại cổng ra chỉ dành cho tín hiệu video mà không đi kèm âm thanh. Một số model TV cũ có trang bị cổng S-Video, tuy nhiên chất lượng hình ảnh khi xuất qua cổng này thường có chất lượng không cao.


Cổng Composite là loại cổng tín hiệu hình ảnh tiêu chuẩn có mặt trên hầu hết các mẫu TV mới cũng như cũ. Tuy nhiên, loại cổng này lại không được mặc định tích hợp trên máy tính, trừ một số mẫu card đồ họa rời chuyên dụng dành cho biên tập phim. Cổng Composite có đầu cắm dạng tròn (thường gọi là giắc cắm hoa sen) màu vàng, thường đi kèm với hai cổng kết nối âm thanh stereo đỏ và trắng. Tương tự S-Video, cổng Composite chỉ cung cấp chất lượng hình ảnh chuẩn nên không phù hợp khi trình chiếu nội dung độ nét cao.











HDMI-2886-1380602532.jpg
HDMI là chuẩn kết nối được thiết kế dành cho trình chiếu độ nét cao. Ảnh: JustAnswer.

Có mặt trên máy tính từ năm 2008, cổng HDMI (High-Definition Multimedia Interface) được thiết kế cho các kết nối độ phân giải cao. Cho đến nay, cổng HDMI là loại cổng cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất từ máy tính ra màn hình hay TV. Đặc biệt, HDMI còn là công nghệ kết nối vượt trội hơn so với các loại cổng giao tiếp trước đây nhờ cung cấp cả hình ảnh lẫn âm thanh trong một cáp kết nối duy nhất. Hầu hết các model laptop hay card đồ họa rời cho máy tính để bàn đời mới đều hỗ trợ cổng HDMI.


Trước khi cổng HDMI ra đời, nhà sản xuất đã trang bị cho các model máy tính trước đó loại cổng DisplayPort. Tương tự HDMI, cổng DisplayPort cũng cung cấp cả hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay không có model HDTV nào hỗ trợ loại cổng này. Bạn có thể mua đầu chuyển DisplayPort-HDMI hay DisplayPort-VGA.


Kết nối máy tính với TV


Trước hết, hãy tắt máy tính nếu máy đang hoạt động. Bố trí đặt máy tính gần với TV trong khoảng cách mà độ dài cáp kết nối của bạn cho phép. Gắn cáp kết nối giữa máy tính với TV, sử dụng loại đầu chuyển tương ứng nếu cần.











Input-4842-1380602533.jpg
Chọn nguồn vào là PC sau khi kết nối cáp giữa máy tính và TV. Ảnh: Wikihow.

Sau khi đã bật nguồn máy tính và TV, hãy vào trình đơn và thiết lập nguồn vào hình ảnh là PC. Nếu cáp kết nối đã chọn không hỗ trợ truyền âm thanh, hãy gắn cáp âm thanh 3,5 mm riêng trực tiếp từ máy tính vào TV. Khi đó, bạn phải thực hiện một số điều chỉnh thiết lập âm thanh trên TV. Thử chuyển tùy chọn thiết lập từ âm thanh digital (thường dùng cho kết nối HDMI) sang video cho đến khi có được âm thanh trên loa TV.


Một số TV không hiển thị được hình ảnh ngay sau khi kết nối. Hãy tạm tháo dây tín hiệu giữa máy tính với TV, thực hiện điều chỉnh độ phân giải xuống mức tối thiểu sau đó gắn lại cáp kết nối. Một số model HDTV thường hiển thị hình ảnh ở tỷ lệ 16:9 nên khung hình sẽ bị giãn ra. Hãy điều chỉnh độ phân giải thích hợp cho đến khi có được hình ảnh tốt nhất.


Huy Thắng



Điều cần biết trước khi làm Răng sứ

Điều cần biết trước khi làm Răng sứ

all_ceramic_011. Mão răng sứ là gì ?

Mão (mũ) răng là lớp chụp một phần hoặc toàn phần thân răng. Nhằm tái tạo hoặc bảo vệ thân răng .

Bọc răng sứ là gì ?

Là thay lớp men răng tự nhiên bằng lớp men răng nhân tạo. Lớp men răng nhân tạo thường được làm bằng sứ nha khoa.

Read More

All_ceramic_082. Răng sứ lý tưởng là gì ?

Hội đủ các yếu tố sau được gọi là răng sứ lý tưởng .

1. An toàn và thích hợp với cơ thể.

2. Giống như răng thật.

3. Tính thẩm mỹ cao.

4. Có khả năng phòng bệnh.

Ngày nay bước qua năm thứ 10 của kỷ nguyên mới nhưng ngành nha khoa cũng chưa tìm được răng sứ lý tưởng. Tùy vào tính an toàn, sở thích, khả năng tài chánh của bạn mà thầy thuốc nha khoa sẽ tinh tế giúp bạn chọn lựa răng sứ thích hợp.

3. Có mấy loại răng sứ ?

Phân theo chủng loại:

- Răng sứ tháo lắp.

- Răng sứ kim loại ( fused to metal).

- Răng toàn sứ ( all ceramic ).

Phân loại theo chất liệu :

- Răng sứ kim loại Ceramco3 .

( Răng sứ Mỹ )

- Răng sứ kim loại Titan

( Răng sứ chống dị ứng)

- Răng sứ kim loại Captek

( Răng sứ mạ lót vàng )

- Răng sứ kim loại Quí

( Răng sứ vàng và bạch kim )

- Răng toàn sứ Empress.

( Răng toàn sứ không chịu lực )

- Răng toàn sứ Ziconia

( Răng toàn sứ chịu lực )

4. Răng sứ loại nào là tốt nhất ?

Răng sứ loại nào cũng tốt. Tùy theo cơ địa của mỗi người , yêu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính... ,nha sĩ sẽ tinh tế giúp bạn chọn lựa mão răng thích hợp cho bạn.

Răng sứ bảo đảm 02 năm và bảo hành đến 20 năm. Đó là lời khẳng định chắc chắn của Răng Xinh

Cách chọn lựa răng sứ !

Răng toàn sứ Zirconia là sự lựa chọn tối ưu cho vùng răng cửa ( có các loại như Emax, Cercon, Noritake, Sofu...)

- Răng sứ chịu lực thích hợp cho các cầu răng , răng nhiễm tetra , nhiễm fluor cho vùng răng cửa.

- Răng toàn sứ không chịu lực thích hợp cho răng đơn lẻ và không nhiễm màu của vùng răng cửa.

Răng sứ kim loại:

Răng sứ Quí kim, răng sứ Captek có thể thay thế răng toàn sứ khi cầu răng quá dài mà phôi sứ không thể đúc được khung sườn.

Răng sứ Titan chỉ định cho những ai bị dị ứng với kim loại.

Răng sứ kim loại phù hợp cho mọi trường hợp điều trị chức năng.

5. Răng sứ có đổi màu theo thời gian không ?

Răng sứ có thành phần chính là SiO2 , nên không có đổi màu theo thời gian trong môi trường miệng con người.


4. Chăm sóc răng sứ như thế nào ?

Chăm sóc răng sứ cũng giống như chăm sóc răng thông thường .

Răng sứ hiện nay có độ cứng hơn răng thật. Khi bạn cắn thì nên dùng lực cân bằng để tránh bể răng sứ.

Nơi vùng nhịp cầu răng bị mất. Nên mát xa bằng ngón tay mỗi khi làm vệ sinh răng miệng hàng ngày nhằm tránh tiêu xương ổ răng.

Nên đến phòng nha khoa để tái đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng một lần.

Captek_245. Sau khi trồng răng sứ bị đen, vì sao ?

Bị đen viền nướu là lỗi thường gặp sau khi trồng răng sứ được vài tháng .

Nguyên nhân :

Cơ địa của người mang phục hình răng sứ có nướu mỏng nên lớp kim loại bị ánh ra.

Cách khắc phục: thay mão răng sứ kim loại bằng mão toàn sứ hoặc lấy thêm mô răng.

Do hở đường viền mão răng, lỗi này thường do thầy thuốc gây ra.

Cách khắc phục: thay lại mão khác.

Do lấy mô răng răng không đủ, nên không đủ chỗ đắp sứ.

Cách khắc phục: sửa soạn lại trụ răng .

Captek_25 Vùng nướu răng hồng hào.

6. Chế độ bảo hành răng sứ như thế nào ?

Tùy theo uy tín của phòng nha, tính chuyên nghiệp của thầy thuốc mà có kế hoạch bảo hành cho khách hàng .

Tại Nha khoa Răng Xinh, bảo đảm 02 năm và bảo hành đến 20 năm.

7. Nguyên tắc phục hình răng sứ ?
Phục hình răng sứ là việc làm không khó. Nhưng để có một phục hình răng sứ vừa đẹp , vừa bền và tăng thêm sự gợi cảm của nụ cười , thầy thuốc cũng như khách hàng cần áp dụng đúng các nguyên tắc .

8. Phục hình răng sứ có cần lấy tủy răng hay không ?

Bảo vệ tủy răng là trách nhiệm của mọi thầy thuốc có lương tâm. Bọc mão răng là nhằm bảo vệ và che chở cho tủy răng. Tuy nhiên có những răng nằm lệch ra khỏi cung hàm mão, việc phục hình răng cần đến phục hình lại cả khớp cắn, thì chỉ định lấy tủy răng là việc làm có, nếu như có sự đồng thuận của khách hàng .

9. Các bước thực hiện răng sứ như thế nào ?

Một số hình ảnh minh họa :

All_ceramic_12

Điều chỉnh khớp cắn do mọc chen chúc.

All_ceramic_13

Phục hình răng sứ bị hở đường viền mão răng .

All_ceramic_16

All_ceramic_17

Tái tạo lại răng bị mòn mặt nhai.

All_ceramic_14

.

All_ceramic_15