Hiển thị các bài đăng có nhãn Apple nhận bản quyền sáng chế camera chụp trước lấy nét sau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Apple nhận bản quyền sáng chế camera chụp trước lấy nét sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Apple nhận bản quyền sáng chế camera chụp trước lấy nét sau

Apple nhận bản quyền sáng chế camera chụp trước lấy nét sau

Phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ gần đây chứng nhận bằng sáng chế mới của Apple về hệ thống camera chụp trước lấy nét sau có thể dùng cho iPhone.



Bằng sáng chế mới số hiệu 8.593.564 của Apple mô tả một hệ thống camera kỹ thuật số có thể được cấu hình hoạt động ở độ phân giải thấp với khả năng chụp trước, lấy nét sau tựa như model máy ảnh Lytro. Theo nội dung mô tả trong tài liệu đặc tả kỹ thuật, camera này được thiết kế dành cho các thiết bị di động tựa như iPhone.











Microlens (440) inserted into light path for lower-resolution refocusable images

Thấu kính tý hon (microlens - 440) được chèn vào giữa đường đi của ánh sáng để chụp ảnh độ phân giải thấp và cho phép lấy nét sau khi chụp. Ảnh: AppleInsider.



Điểm khác biệt giữa camera chụp trước lấy nét sau của Apple và máy ảnh Lytro là dãy thấu kính microlens được bố trí trong một adaptor thay vì được thiết kế cố định. Thực tế, bằng sáng chế của Apple cũng trích dẫn một phần phát minh của Ren Ng, người sáng lập Lytro, song tập trung cải tiến nhiều hơn đến chất lượng và độ phân giải hình ảnh.


Như đã nói ở trên, Apple thiết kế một adaptor có thể di chuyển được, đặt vào giữa các thành phần thấu kính và cảm biến hình ảnh. Chính nhờ thiết kế này mà camera của Apple có đến 2 chế độ hoạt động khác nhau: một là chụp ảnh độ phân giải cao, song không hỗ trợ chức năng lấy nét sau khi chụp và một chế độ cho phép lấy nét sau khi chụp nhưng độ phân giải hình ảnh thấp hơn.


Cần hiểu rằng các thành phần thấu kính microlens trên máy ảnh Lytro cũng có thể di chuyển đến gần hay xa bề mặt cảm biến, song không thể di chuyển ra khỏi trường ánh sáng. Trong trường hợp bằng sáng chế của Apple, mỗi microlens tương ứng với một bộ điểm ảnh cố định. Sau khi thông tin ánh sáng đã được ghi nhận, một phần mềm được sử dụng để lấy nét và tái lấy nét các hình ảnh tương ứng.











Microlens (440) removed from light path for higher-resolution standard images

Thấu kính tý hon (microlens - 440) di chuyển khỏi đường đi của ánh sáng để chụp ảnh độ phân giải cao tựa như các máy ảnh thông thường. Ảnh: AppleInsider.



Các adaptor được Apple mô tả như là một module quang học được gắn kết trên một khung có thể thay đổi vị trí. Trong chế độ chụp ảnh độ phân giải thấp cho phép lấy nét sau, module quang học này sẽ được đặt ở vị trí giữa cảm biến và ống kính và tạo thành một dãy cảm biến. Theo mô tả của Apple, cảm biến lúc đó sẽ ghi nhận dữ liệu ánh sáng từ hệ thống microlens và góc tới (hướng đi của ánh sáng). Riêng trong chế độ chụp ảnh độ phân giải cao, module quang học sẽ được di chuyển đến một vị trí khác để cảm biến ghi nhận hình ảnh như bất kỳ một hệ thống camera bình thường nào khác.


Trong tương lai, nếu Apple ứng dụng công nghệ trên cho những thế hệ iPhone mới, chắc hẳn sẽ rất được người dùng tán thành, nhất là những ai gặp khó khăn với việc lấy nét trên một chiếc màn hình nhỏ. Thêm vào đó, tính năng tái lấy nét khi quay phim cũng là một điều thực sự thú vị cho người dùng iPhone tương lai.


Lâm Vũ



Điều cần biết trước khi làm Răng sứ

Điều cần biết trước khi làm Răng sứ

all_ceramic_011. Mão răng sứ là gì ?

Mão (mũ) răng là lớp chụp một phần hoặc toàn phần thân răng. Nhằm tái tạo hoặc bảo vệ thân răng .

Bọc răng sứ là gì ?

Là thay lớp men răng tự nhiên bằng lớp men răng nhân tạo. Lớp men răng nhân tạo thường được làm bằng sứ nha khoa.

Read More

All_ceramic_082. Răng sứ lý tưởng là gì ?

Hội đủ các yếu tố sau được gọi là răng sứ lý tưởng .

1. An toàn và thích hợp với cơ thể.

2. Giống như răng thật.

3. Tính thẩm mỹ cao.

4. Có khả năng phòng bệnh.

Ngày nay bước qua năm thứ 10 của kỷ nguyên mới nhưng ngành nha khoa cũng chưa tìm được răng sứ lý tưởng. Tùy vào tính an toàn, sở thích, khả năng tài chánh của bạn mà thầy thuốc nha khoa sẽ tinh tế giúp bạn chọn lựa răng sứ thích hợp.

3. Có mấy loại răng sứ ?

Phân theo chủng loại:

- Răng sứ tháo lắp.

- Răng sứ kim loại ( fused to metal).

- Răng toàn sứ ( all ceramic ).

Phân loại theo chất liệu :

- Răng sứ kim loại Ceramco3 .

( Răng sứ Mỹ )

- Răng sứ kim loại Titan

( Răng sứ chống dị ứng)

- Răng sứ kim loại Captek

( Răng sứ mạ lót vàng )

- Răng sứ kim loại Quí

( Răng sứ vàng và bạch kim )

- Răng toàn sứ Empress.

( Răng toàn sứ không chịu lực )

- Răng toàn sứ Ziconia

( Răng toàn sứ chịu lực )

4. Răng sứ loại nào là tốt nhất ?

Răng sứ loại nào cũng tốt. Tùy theo cơ địa của mỗi người , yêu cầu thẩm mỹ, khả năng tài chính... ,nha sĩ sẽ tinh tế giúp bạn chọn lựa mão răng thích hợp cho bạn.

Răng sứ bảo đảm 02 năm và bảo hành đến 20 năm. Đó là lời khẳng định chắc chắn của Răng Xinh

Cách chọn lựa răng sứ !

Răng toàn sứ Zirconia là sự lựa chọn tối ưu cho vùng răng cửa ( có các loại như Emax, Cercon, Noritake, Sofu...)

- Răng sứ chịu lực thích hợp cho các cầu răng , răng nhiễm tetra , nhiễm fluor cho vùng răng cửa.

- Răng toàn sứ không chịu lực thích hợp cho răng đơn lẻ và không nhiễm màu của vùng răng cửa.

Răng sứ kim loại:

Răng sứ Quí kim, răng sứ Captek có thể thay thế răng toàn sứ khi cầu răng quá dài mà phôi sứ không thể đúc được khung sườn.

Răng sứ Titan chỉ định cho những ai bị dị ứng với kim loại.

Răng sứ kim loại phù hợp cho mọi trường hợp điều trị chức năng.

5. Răng sứ có đổi màu theo thời gian không ?

Răng sứ có thành phần chính là SiO2 , nên không có đổi màu theo thời gian trong môi trường miệng con người.


4. Chăm sóc răng sứ như thế nào ?

Chăm sóc răng sứ cũng giống như chăm sóc răng thông thường .

Răng sứ hiện nay có độ cứng hơn răng thật. Khi bạn cắn thì nên dùng lực cân bằng để tránh bể răng sứ.

Nơi vùng nhịp cầu răng bị mất. Nên mát xa bằng ngón tay mỗi khi làm vệ sinh răng miệng hàng ngày nhằm tránh tiêu xương ổ răng.

Nên đến phòng nha khoa để tái đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng một lần.

Captek_245. Sau khi trồng răng sứ bị đen, vì sao ?

Bị đen viền nướu là lỗi thường gặp sau khi trồng răng sứ được vài tháng .

Nguyên nhân :

Cơ địa của người mang phục hình răng sứ có nướu mỏng nên lớp kim loại bị ánh ra.

Cách khắc phục: thay mão răng sứ kim loại bằng mão toàn sứ hoặc lấy thêm mô răng.

Do hở đường viền mão răng, lỗi này thường do thầy thuốc gây ra.

Cách khắc phục: thay lại mão khác.

Do lấy mô răng răng không đủ, nên không đủ chỗ đắp sứ.

Cách khắc phục: sửa soạn lại trụ răng .

Captek_25 Vùng nướu răng hồng hào.

6. Chế độ bảo hành răng sứ như thế nào ?

Tùy theo uy tín của phòng nha, tính chuyên nghiệp của thầy thuốc mà có kế hoạch bảo hành cho khách hàng .

Tại Nha khoa Răng Xinh, bảo đảm 02 năm và bảo hành đến 20 năm.

7. Nguyên tắc phục hình răng sứ ?
Phục hình răng sứ là việc làm không khó. Nhưng để có một phục hình răng sứ vừa đẹp , vừa bền và tăng thêm sự gợi cảm của nụ cười , thầy thuốc cũng như khách hàng cần áp dụng đúng các nguyên tắc .

8. Phục hình răng sứ có cần lấy tủy răng hay không ?

Bảo vệ tủy răng là trách nhiệm của mọi thầy thuốc có lương tâm. Bọc mão răng là nhằm bảo vệ và che chở cho tủy răng. Tuy nhiên có những răng nằm lệch ra khỏi cung hàm mão, việc phục hình răng cần đến phục hình lại cả khớp cắn, thì chỉ định lấy tủy răng là việc làm có, nếu như có sự đồng thuận của khách hàng .

9. Các bước thực hiện răng sứ như thế nào ?

Một số hình ảnh minh họa :

All_ceramic_12

Điều chỉnh khớp cắn do mọc chen chúc.

All_ceramic_13

Phục hình răng sứ bị hở đường viền mão răng .

All_ceramic_16

All_ceramic_17

Tái tạo lại răng bị mòn mặt nhai.

All_ceramic_14

.

All_ceramic_15